Thủ tục Hội đồng Bảo hiến Pháp

Hội đồng Bảo hiến thụ lý đơn xin của các chủ thể có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo hiến. Hội đồng Bảo hiến. Việc thảo luận phải có ít nhất bảy thành viên tham gia. Hội đồng Bảo hiến biểu quyết trong phiên họp toàn thể. Trường hợp biểu quyết ngang phiếu thì chủ tịch Hội đồng Bảo hiến được biểu quyết.

Đối với các tranh chấp bầu cử thì Hội đồng Bảo hiến giao cho một trong ba ban gồm ba thành viên giải quyết. Thành phần mỗi ban phải có thành viên do tổng thống, chủ tịch Hạ viện và chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Đối với yêu cầu giám sát hiến pháp thì Hội đồng Bảo hiến giao cho một báo cáo viên xem xét và trình Hội đồng Bảo hiến một dự thảo quyết định.[16]

Hội đồng Bảo hiến họp và biểu quyết kín. Thành viên không được công bố ý kiến phản đối quyết định của Hội đồng Bảo hiến. Mỗi phiên họp của Hội đồng Bảo hiến được lập biên bản.

Thụ lý

Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát hiến pháp đối với dự án luật được Nghị viện thông qua nhưng chưa được tổng thống công bố và điều ước được ký kết nhưng chưa được phê chuẩn. Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát hiến pháp bắt buộc đối với luật tổ chức và nội quy hai viện Nghị viện. Hội đồng Bảo hiến giám sát trưng cầu ý dân về các dự án luật do tổng thống quyết định.

Hiến pháp Pháp

Hội đồng Bảo hiến thụ lý yêu cầu của tổng thống, thủ tướng, chủ tịch Hạ viện, chủ tịch Thượng viện và ít nhất 60 hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.

Sau khi hiến pháp Pháp được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008, Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát hiến pháp đối với quy định pháp luật hiện hành nếu có đơn xin của đương sự tham gia tố tụng khiếu nại rằng quy định đó "vi phạm các quyền lợi được hiến pháp bảo đảm". Đơn xin được Tham chính viện hoặc Tòa phá án xem xét trước.

Hiệu lực pháp luật

Thời hạn công bố luật không được áp dụng trong thời gian Hội đồng Bảo hiến xem xét luật được Nghị viện thông qua. Trường hợp Hội đồng Bảo hiến tuyên bố dự án luật vi hiến thì tổng thống có quyền yêu cầu Nghị viện xem xét lại dự án luật. Luật có thể được công bố nếu quy định vi hiến không ảnh hưởng đến các quy định khác của luật, còn không thì luật không được công bố.

Quyết định của Hội đồng Bảo hiến có hiệu lực ràng buộc các cơ quan hành chính và tư pháp.[17] Không thể kháng cáo quyết định của Hội đồng Bảo hiến, trừ trường hợp tranh chấp bầu cử ra. Ngoài ra, nhận định của quyết định có hiệu lực hướng dẫn các cơ quan hành chính và tư pháp.[18] Quyết định của Hội đồng Bảo hiến có hiệu lực đối với điều ước quốc tế.

Đối với tranh chấp bầu cử thì Hội đồng Bảo hiến thụ lý đơn kháng cáo quyết định[19] trong trường hợp có sai sót như hủy bỏ phiếu, bất cập trong công tác tổ chức bầu cử, tước tư cách nghị sĩ hoặc tư cách người ứng cử nghị sĩ.

Công bố

Quyết định của Hội đồng Bảo hiến được chuyển đến các bên và đăng trên công báo của Pháp cùng yêu cầu của Nghị viện và ý kiến của chính phủ.

Những quyết định quan trọng

  • Ngày 6 tháng 11 năm 1962: Hội đồng Bảo hiến tuyên bố không có thẩm quyền hủy bỏ kết quả trưng cầu ý dân về dự án luật bầu trực tiếp tổng thống.
  • Ngày 16 tháng 7 năm 1971: Hội đồng Bảo hiến hủy bỏ luật của Nghị viện do vi phạm quyền tự do lập hội được thừa nhận trong lời nói đầu của hiến pháp, hiến định giá trị pháp lý của lời nói đầu và đánh dấu bước ngoặc trong sự tăng cường thẩm quyền.[20]
  • Ngày 15 tháng 1 năm 1975: Hội đồng Bảo hiến xác định luật cho phép phá thai không vi hiến.[21]
  • Ngày 2 tháng 9 năm 1992: Hội đồng Bảo hiến xác định Điều ước Liên minh châu Âu không vi hiến.[22]
  • Ngày 22 tháng 1 năm 1999: Hội đồng Bảo hiến xác định không được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổng thống đương chức. Trường hợp phạm tội phản quốc thì Nghị viện họp thành Tòa án cấp cao để xem xét cách chức.[23]
  • Ngày 28 tháng 2 năm 2012: Hội đồng Bảo hiến hủy bỏ luật của Quốc hội do vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội đồng Bảo hiến Pháp http://jorfsearch.steinertriples.ch/Q1127218 http://www.la-croix.com/Actualite/France/Le-gouver... http://presidentielle2022.conseil-constitutionnel.... http://www.conseil-constitutionnel.fr/ http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons...